- Gãy thân xương cánh tay được giới hạn từ cổ phẫu thuật xương cánh

tay, chỗ bám của cơ ngực to, đến vùng trên lồi cầu xương cánh tay, nơi nơi tiếp

nối với hành xương. Hay nói cách khác, gẫy thân xương cánh tay là gẫy vào

vùng từ dưới của hành xương ở phía trên đến chỗ trên của hành xương phía

dưới, đoạn xương có thành xương và tủy xương rõ rệt.

- Gãy xương cánh tay chia làm 3 vị trí: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới. Gẫy ở

vị trí 1/3 giữa có thể gặp tổn thương thần kinh quay.

- Ở trẻ em dưới 15 tuổi và gẫy xương không lệch ở người lớn thì điều trị

bảo tồn. Còn các trường hợp khác nên mổ.

Điều trị bảo tồn gãy thân xương cánh tay

Chỉ định bó bột (bột bó thạch cao, bột bó thủy tinh):

1. Gãy kín, gẫy hở độ I theo Gustilo, gẫy xương ở trẻ em (dưới 15 tuổi).

2. Gãy ít di lệch hoặc không di lệch.

3. Gãy xương di lệch ở người lớn, lẽ ra có chỉ định mổ, nhưng vì một lý do nào

đó mà không mổ được: có bệnh toàn thân nặng, không có điều kiện mổ, người

bệnh từ chối mổ…

Chuẩn bị:

- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).

- Bàn nắn (1 bàn nắn thông thường).

- Thuốc gây mê hoặc gây tê.

- Bột thạch cao hoặc bột bó sợi thủy tinh: với người lớn cần 8-10 cuộn khổ 15-20 cm.

- Một số dụng cụ tối thiểu khác: bông lót, băng vải, bơm tiêm, cồn tiêm,

dây và dao rạch dọc bột, nước ngâm bột, dụng cụ hồi sức cấp cứu…

Các bước tiến hành:

1. Nắn

- Trợ thủ 1: 2 tay nắm chắc cổ tay người bệnh kéo xuống theo trục cánh

cẳng tay để sửa di lệch chồng, nên kéo từ từ, tăng dần lực trong khoảng 5-7

phút. Hoặc có thể trợ thủ 1 kéo trong tư thế khuỷu 90 o , 2 bàn tay bắt vào nhau

đặt ở trước cẳng tay, dưới khuỷu để kéo, trong khi trợ thủ 2 cầm giữ cổ bàn tay

kéo nhẹ lên trên làm đối lực để khi trợ thủ 1 tiến hành kéo thì khuỷu tay người

bệnh không bị duỗi ra, kéo có lực hơn.

- Người nắn chính: đứng quay mặt xuôi về phía chân người bệnh, dựa vào

sự di lệch trên phim XQ để nắn sửa di lệch sang bên. Vuốt dọc theo xương vùng

ổ gãy thấy được thì trợ thủ 1 chùng lực kéo lại cho 2 đầu gãy tỳ vào nhau vững

hơn. Đỡ nhẹ nhàng để tiến hành bó bột.

+ Với gãy chéo xoắn: chỉ cần kéo thẳng trục và bó bột ở tư thế cơ năng.

+ Với người già yếu và thể trạng kém, cũng chỉ kéo thẳng trục để bó bột.

+ Với gãy có mảnh rời: chỉ nắn 2 diện gẫy chính, mảnh rời tự áp vào đến

đâu thì đến, sau can vẫn có thể tốt, Không cố nắn bằng mọi cách vì có thể gây

bong lóc cơ và màng xương, hoặc gây tổn thương thần kinh quay hoặc đụng dập

thêm phần mềm.

2. Bó bột

Tùy theo người bệnh gây tê hay gây mê mà có cách bó bột khác nhau.

Tùy vị trí gẫy mà bó bột Chữ U hay bột Ngực-vai-cánh tay: gãy ở vị trí 1/3 giữa

và 1/3 dưới: bó bột Chữ U. Gẫy 1/3 trên: bó bột Ngực-vai-cánh tay, với trường

hợp sưng nề nhiều vẫn bó bột Chữ U để rạch dọc bột, khi nào đã bớt sưng nề thì

thay bột Ngực-vai-cánh tay sau. Trong quá trình bột khô cứng dần, giữ trục để

tránh di lệch góc. Rạch dọc bột từ nách trở xuống (với bột Chữ U). Thời gian bất

động trung bình với người lớn 8-12 tuần (với trẻ em thì ít hơn, tùy theo tuổi).

Viết bình luận