- Vai trò của ống dẫn lưu đối với từng bộ phận
- Ống dẫn lưu trong lồng ngực : dẫn khí và dịch vết thương từ khoang phổi và xung quanh bên ngoài phần màng tim.
- Dẫn lưu trong hệ tiết liệu : dẫn lưu từ bể thận, hố thận và bàng quang.
- Dẫn lưu ở vết thương : dẫn lưu loại bỏ máu và mủ, phần dịch còn sót sau mổ hoặc sau chấn thương
- Dẫn lưu ở phần đầu : dẫn dịch và máu có chứa ở vết mổ dưới da, bể não thất, nhu mô não.
- Tác dụng khi sử dụng ống dẫn lưu vết thương
- Tránh nhiễm trùng tới vết thương đã được tác động từ trước và các bộ phận khác xung quanh
- Loại bỏ hoàn toàn phần dịch có hại, và không lan rộng và hình thành dẫn tới mức độ nặng hơn
- Phòng tránh các triệu chứng xuất huyết sau khi phẫu thuật
- Dễ dàng theo dõi màu sắc và số lượng dịch được hút ra để sớm có những chuẩn đoán sớm nhất
- Nguyên tắc khi chăm sóc vết thương khi sử dụng quả dẫn lưu áp lực âm
- Phải đảm bảo rằng ống dẫn lưu và hệ thống bình chứa ở môi trường vô trùng và không có vi khuẩn gây hại
- Bình đựng ống dẫn lưu cần được đặt phía xa vết thương từ khoảng cách 50cm – 60cm
- Đặt ống dẫn thẳng và không được gập hay bị quăn ống, tránh tình trạng tắc nghẽn và không đảm bảo điều trị ngoại khoa
- Bệnh nhân cần được nằm với tư thế thoải mái, tránh để khi ngủ sẽ nằm đè lên bình chứa
- Thường xuyên theo dõi số lượng dịch đang được hút ra
- Trong khi thực hiện cần quan sát người bệnh khi có dấu hiệu khô môi, cảm giác khát nước, cần bổ xung nước cho người bệnh để bù lại số lượng dịch đã được hút
- Khi đã hết thời gian sử dụng ống dẫn lưu, cần rút ra từ từ, rút từng đoạn ống hoặc rút một cách dứt khoát tránh lưu lại ống quá lâu
- Bình chứa dịch cần được tháo và thay mỗi ngày. Cần được giữ cho vết thương khô ráo, sạch sẽ, và vệ sinh thay băng hàng ngày.
- Quá trình vệ sinh cá nhân, không được để chất tẩy rửa hoặc nước trực tiếp vào bình chứa và ống dẫn dịch.
Viết bình luận