1.Biến chứng được chia làm các mức độ như sau:
- Mức độ nhẹ gây ảnh hưởng tới các chi bị tổn thương, suy giảm khả năng hoạt động, các chức năng không còn có được vai trò ổn định.
- Mức độ trung bình phải cắt bỏ phần chi khi không còn khả năng vận động.
- Mức độ nguy hiểm không còn khả năng miễn dịch dẫn tới suy nhược và tử vong.
2.Nguyên nhân chính dẫn tới biến chứng trong khi bó bột:
- Có hai nguyên nhân chính tác động tới biến chứng bao gồm:
+ Nguyên nhân chủ quan: Kỹ thuật thực hiện chưa tốt, thiếu cẩn trọng, các thao tác lúng túng, không xác định được mức độ biến chứng
+ Nguyên nhân khách quan: do các tổn thương hoặc nhiễm trùng do ảnh hưởng của quá trình tai nạn gây ra.
3.Một số lưu ý cần thiết sau khi bó bột:
- Tái khám khi xuất hiện các dấu hiệu như: đau buốt, phần chi bó bột bị sưng đỏ, các cơn đau liên tục và kéo dài.
- Trong quá trình cần sử dụng bông lót bó bột hoặc tất lót bó bột để làm lớp đệm, tránh sử dụng bột bó luôn, khi bột khô, tiếp xúc với da sẽ dễ bị kích ứng đỏ. Có thể sử dụng các chất liệu bột bó như: bột bó sợi thủy tinh, bột bó thạch cao.
- Các phần chi không được bó bột cần được vận động nhẹ, máu luôn được lưu thông, quá trình hồi phục nhanh chóng và dễ dàng.
- Trong khi tắm hoặc vệ sinh, cần được đảm bảo bột bó không bị nước thẩm thấu, nên có lớp ni-lông bọc bên ngoài, bột vẫn dữ nguyên cấu trúc và không bị hư hỏng.
- Khi đã đủ ngày, đến các cơ sở y tế, để tháo bột, sẽ được sử dụng máy cắt bột y tế, an toàn và nhanh chóng.
Bó bột là một phương pháp đơn giản và phổ biến để điều trị gãy xương ở những trường hợp trấn thương nhẹ chưa cần can thiệp phẫu thuật nhưng cần chọn những nơi điều trị uy tín, có kinh nghiệm điều trị, sử dụng những sản phẩm bột bó, bông lót... chất lượng để hạn chế những biến chứng không may khi bó bột.
Viết bình luận