Bó bột là một trong những phương pháp điều trị phổ biến trong chấn thương chỉnh hình, giúp cố định xương gãy theo đúng vị trí giải phẫu, từ đó thúc đẩy quá trình liền xương hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, bó bột cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nếu không được theo dõi đúng cách – trong đó nguy hiểm nhất là Hội chứng chèn ép bột.

1. Hội chứng chèn ép bột là gì?

Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi bó bột, do lớp bột được bó quá chặt khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, hội chứng này có thể dẫn đến hoại tử, thậm chí là cắt cụt chi.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng chèn ép bột

Sau chấn thương, quá trình sưng nề có thể tiếp tục diễn ra trong vài giờ đến vài ngày. Nếu lớp bột không được điều chỉnh phù hợp theo tình trạng sưng, sẽ trở nên quá chật, gây áp lực lên các mô mềm, mạch máu và dây thần kinh – đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng chèn ép bột.

3. Cảnh báo và theo dõi sau khi bó bột

Thông thường, ngày đầu sau bó bột bệnh nhân có thể cảm thấy bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần được theo dõi kỹ lưỡng trong ít nhất 24 giờ đầu:

  • Đối với bệnh nhân nội trú: được theo dõi liên tục tại bệnh viện.

  • Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú: cần tái khám ngay ngày hôm sau để kiểm tra tình trạng bột và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.


Lưu ý: Khi có các dấu hiệu như đau nhức nhiều, tê bì, lạnh đầu chi, bột bị chật bất thường… người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

Viết bình luận