Công ty TNHH Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Á Âu

Công ty TNHH Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Á Âu

chia sẻ GIÁ TRỊ CỐT LÕI

heartbeat
chất lượng tốt

trang thiết bị y tế chất lượng tốt, ưu việt là sự sống còn của doanh nghiệp

heartbeat
dịch vụ tốt

Luôn kịp thời, chu đáo và tận tân săn sóc hiệu quả và lan tỏa

heartbeat
giá tốt

Giá thành sản phẩm phù hợp chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp

heartbeat
heartbeat
văn hóa doanh nghiệp

Đoàn kết, tôn trọng và chia sẻ giá trị chung

heartbeat
trách nhiệm xã hội

Đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động, cùng phát triển

heartbeat
Đổi mới, sáng tạo

Đáp ứng kịp thời nhu cầu và xu hướng phát triển xã hội

Lý do bạn chọn Á Âu
heartbeat
Công ty TNHH Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Á Âu là đơn vị kinh doanh uy tín về trang thiết bị y tế, thẩm mỹ. hiện đối tác tin cậy của nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. với tâm niệm cùng đồng hành và phát triển để đem lại giá trị cao quý .
  • Sản phẩm chất lượng tốt
  • Chuyên nghiệp và tận tâm
  • Giá tốt
  • Luôn cập nhập và đổi mới
  • Dịch vụ tốt
  • Chia sẻ quyền lợi và giá trị
Giờ làm việc
  • T2 - T607:30 - 17:30
  • T708:00 - 17:00
  • Chủ nhậtNghỉ
Trợ giúp
Khi có lịch hẹn, Quý khách vui lòng nhấn nút "Tạo lịch hẹn" dưới đây
Ưu điểm của gây tê ngoài màng cứng trong sinh mổ

03/10

Ưu điểm của gây tê ngoài màng cứng trong sinh mổ
Gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp giảm đau hiệu quả và an toàn cho sản phụ sau sinh mổ. Dưới đây là một số điểm nổi bật về phương pháp này: 1. Quy trình thực hiện: Trước khi bắt đầu mổ lấy thai, sản phụ được đặt ống thông để truyền thuốc gây tê màng cứng. Sau khi sinh, ống thông có thể được giữ lại để tiếp tục truyền thuốc giảm đau với liều lượng hợp lý.   2. Hiệu quả giảm đau: Phương pháp này cho phép giảm đau tốt, đặc biệt trong các hoạt động như hít thở sâu, ho, hoặc di chuyển. Điều này giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục. 3. An toàn và ít tác dụng phụ: Gây tê ngoài màng cứng có ít tác dụng không mong muốn hơn so với các phương pháp giảm đau khác. Nó không ảnh hưởng đến chức năng sống của sản phụ, làm cho phương pháp này trở nên an toàn hơn. 4. Thời gian hiệu quả: Thuốc giảm đau có thể duy trì hiệu quả từ 24 đến 72 tiếng, giúp sản phụ cảm thấy thoải mái trong thời gian hồi phục đầu tiên. 5. Khả năng vận động: Nhờ vào việc giảm đau hiệu quả, sản phụ có thể vận động sớm, từ đó giảm nguy cơ tắc mạch và thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng thực sự là một lựa chọn tốt cho việc giảm đau sau sinh mổ, giúp sản phụ có trải nghiệm hồi phục thoải mái và hiệu quả hơn.
Gây tê bằng bộ gây tê ngoài màng cứng Tuoren

21/09

Gây tê bằng bộ gây tê ngoài màng cứng Tuoren
 Gây tê ngoài màng cứng (epidural anesthesia) là một kỹ thuật gây tê thường được sử dụng trong sản khoa và một số phẫu thuật khác để giảm đau. Kỹ thuật này liên quan đến việc tiêm thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng, giúp làm tê các dây thần kinh ở khu vực dưới lưng, từ đó giảm đau ở phần dưới cơ thể. 1. Lợi ích của việc sử dụng bộ gây tê ngoài màng cứng Tuoren: Giảm đau: Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau hiệu quả trong quá trình sinh nở, phẫu thuật vùng bụng, hoặc phẫu thuật xương chậu. Bệnh nhân tỉnh táo: Bệnh nhân có thể vẫn tỉnh táo và tham gia vào quá trình sinh mà không cảm thấy đau. Khả năng điều chỉnh: Liều lượng thuốc có thể được điều chỉnh để đảm bảo sự thoải mái cho bệnh nhân. 2. Rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng: Đau đầu do giảm áp lực: Một số bệnh nhân có thể trải qua cơn đau đầu nghiêm trọng do rò rỉ dịch não tủy. Nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ chọc kim, mặc dù rất hiếm. Phản ứng với thuốc: Một số bệnh nhân có thể phản ứng với thuốc tê, gây ra các vấn đề như dị ứng. Giảm huyết áp: Gây tê ngoài màng cứng có thể dẫn đến giảm huyết áp, đòi hỏi sự theo dõi cẩn thận. 3. Lưu ý sau khi thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng: Sau khi gây tê, bệnh nhân sẽ được theo dõi liên tục: Kiểm tra huyết áp, nhịp tim và mức độ cảm giác. Đảm bảo rằng không có biến chứng xảy ra và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần. 4. Chống chỉ định sử dụng gây tê ngoài màng cứng với: Một số trường hợp không nên thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bao gồm: Nhiễm trùng tại chỗ chọc kim. Rối loạn đông máu hoặc sử dụng thuốc chống đông. Một số bệnh lý thần kinh hoặc cột sống.
Những lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau khi bó bột

16/08

Những lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau khi bó bột
Người bệnh khi bị gãy xương có chỉ định điều trị bảo tồn bằng bột bó thủy tinh hoặc bột thạch cao sau 7 – 10 ngày sẽ được thay bột. Trong quá trình bó bột bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp những trường hợp như bột bó quá chặt, bột quá lỏng... và các bất tiện như ngứa, nóng, vận động đi lại khó khăn. Trong quá trình bó bột cần kiêng ăn những gì ? Trong quá trình điều trị bảo tồn gãy xương bằng biện pháp bó bột người bệnh không cần phải kiêng thức ăn. Thức ăn dành cho người bị gãy xương bó bột nên sử dụng các thức ăn mềm, giàu chất dinh dưỡng, bổ sung đủ dưỡng chất và canxi như cháo, sữa, thịt, trứng, cá… Khi bó bột cần vệ sinh cơ thể như thế nào? Trong thời gian điều trị bệnh nhân có thể vệ sinh cá nhân tắm rửa bình thường, tuy nhiên cần phải hạn chế nước dính nước vào phần bột bởi vì bột bó thường dùng hiện tại là bột bó thạch cao khi tiếp xúc với nước sẽ gây hỏng hoặc gây ra tình trạng ngứa, bẩn, mùi hôi ở trong bột gây khó chịu. Để khắc phục tình trạng hỏng bột trên ta có thể sử dụng băng bột bó sợi thủy tinh.        Khi bó bột có được đi lại, vận động không hay phải giữ nguyên tránh di lệch? Trong quá trình bó bột theo chu trình, lúc đầu người bệnh được bó bột rạch dọc, lúc này người bệnh có thể vận động đầu ngón tay, đầu ngón chân, nhưng chưa được tỳ chân xuống đất, có thể gây di lệch, hoặc vỡ bột. Sau khoảng 7-10 ngày sau khi thay bột tròn kín, người bệnh cần tăng cường vận động hơn, đối với bột ở chân, người bệnh cần cố gắng tập đi trên bột, giúp quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn, hạn chế loãng xương, xơ hóa gân cơ. Bột quá chặt chèn ép gây đau – hội chứng chèn ép bột Bột là vật liệu cứng dùng (đặc biệt là bột bó sợi thủy tinh có độ cứng cao) để cố định xương gãy, tuy nhiên khi tay hoặc chân người bệnh bị gãy, phần mềm thường đụng dập, phù nề gây ra tình trạng bột chặt chèn ép mạch máu và thần kinh làm đau, hạn chế vận động chi, thậm chí thiếu máu, hoại tử chi nếu không được xử lý kịp thời. Dấu hiệu nhận biệt tình trạng bột quá chặt là đầu ngón tay hoặc chân sưng nề, tím lạnh hoặc trắng nhợt, khi chạm tay vào đau nhiều, đôi khi không cảm giác được. Người bệnh không thể vận động được đầu ngón tay hoặc chân. Để hạn chế tình trạng này, các bác sĩ và kỹ thuật viên khi bó bột lần đầu thường rạch dọc bột để hạn chế tình trạng này. Về phần bệnh nhân và gia đình, cần cho người bệnh gác cao tay hoặc chân phần bị gãy cao hơn mức ngang tim, đồng thời tập vận động các ngón tay hoặc chân giúp giảm tình trạng sưng nề, lưu thông máu tốt hơn. Người bệnh sau khi bó bột luôn được hẹn khám lại trong vòng 24h để kiểm tra tình trạng bột, xử lí vấn đề bột quá chặt đồng thời hẹn khám và thay bột cho người bệnh. Bột quá lỏng, bột bị vỡ thì nên làm như thế nào? Người bệnh sau bó bột sau khoảng 7-10 ngày khi phần mềm bớt sưng nề, bột thường lỏng ra, thậm chí tuột bột ra ngoài. Đối với trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi, do quá trình vận động, bột có thể vỡ ra. Khi bột lỏng hoặc bị vỡ bệnh nhân nên tới khám lại, thay bột khác đảm bảo xương được điều chỉnh đúng vị trí không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.  
Cơ chế bộ truyền dịch giảm đau dùng một lần PCA

10/08

Cơ chế bộ truyền dịch giảm đau dùng một lần PCA
 Bơm truyền cơ học đàn hồi (loại có pca) ( Patient controlled analgesia) được thiết kế có một nút bấm-khóa nằm trên đường dây truyền dịch, được gọi là bonus, cơ chế bonus khi được kích hoạt sẽ mở rộng đường truyền dịch và lưu lượng dịch truyền được thay đổi tăng lên thêm một lượng nhất định cho mỗi lần bấm bên cạnh dòng truyền ổn định ban đầu  Để ngăn ngừa việc lạm dụng thuốc do kích hoạt cơ chế bolus với số lần vượt quá chỉ định, một nút van khóa được thiết lập bên trong nút bấm có khả năng khóa việc khởi động bonus trong một khoảng thời gian nhất định Ứng dụng bơm truyền kiểm soát giảm đau PCA - Giảm đau sau phẫu thuật bằng truyền liên tục thuốc tê - Giảm đau sau phẫu thuật bằng gây tê ngoài màng cứng - Giảm đau sau phẫu thuật bằng thuốc cho người bệnh sau phẫu thuật, sau chấn thương - Truyền hóa trị, liệu pháp kháng sinh và các loại truyền dịch cơ bản khác bao gồm liệu pháp chelating loại bỏ độc tố - Truyền dịch giảm đau thông thường. - Truyền dịch để quản lý cơn đau trong và sau phẫu thuật, giảm đau trong ung thư, giảm đau sau mổ đẻ Cấu tạo bộ truyền dịch giảm đau – Bộ tiêm truyền đa dòng có pca dùng một lần có cấu tạo gồm hai phần chính gồm bình chứa và dây truyền dịch. – Đối với loại bộ truyền dịch giảm đau có dòng truyền thay đổi (TYPE-B), trên Dây truyền dịch được gắn thêm bộ điều chỉnh, chính là nơi chứa cơ chế BOLUS và van khóa. – Bên trong bình chứa gồm nắp đậy và quả cầu silicon là nơi lưu chứa dịch truyền, nắp đạy có khả năng chống tăng áp lực nhanh hỗ trợ duy trì dòng truyền – Trên bộ dây truyền dịch được thiết kế có 2 chốt khóa giúp linh hoạt khóa mở dòng truyền, bộ phận lọc không khí đảm bảo rút hết không khí trước khi tiến hành truyền dịch cho bệnh nhân. Hướng dẫn sử dụng bộ truyền dịch giảm đau PCA - 1. Trước khi mở bao bì, kiểm tra thời hạn khử trùng, thông số dòng truyền (flow rate) và loại dung tích in trên bao bì sản phẩm (delivery volume). - 2. Lấy dịch truyền vào xi lanh. - 3. Khóa đường truyền bằng chốt khóa . - 4. Mở nắp truyền dịch và bơm thuốc vào bóng silicon từ xi lanh đã chứa đầy dịch truyền. - 5. Đóng nắp truyền dịch và mở chốt khóa. Dịch chuyển chốt khóa về khối điều chỉnh. - 6. Mở đầu nối và chờ dịch truyền chảy tới hết đầu nối. - 7. Gắn đầu nối vào đầu chờ truyền dịch. Khi thuốc chảy tới kim, bắt đầu quá trình truyền dịch. - 8. Nếu cần thay đổi dòng truyền trong quá trình truyền, ấn nút bấm điều chỉnh. Thời gian khóa tối đa là 15 phút.
Giới thiệu bột bó sợi thủy tinh Tomato

18/07

Giới thiệu bột bó sợi thủy tinh Tomato
Ưu điểm bột bó sợi thủy tinh Tomato: - Siêu nhẹ (nhẹ hơn 5 lần so với bột bó thạch cao). - Siêu cứng ( cứng hơn 20 lần so với bột bó thạch cao). - Không gây mùi, không kích ứng da. - Nhanh đông cứng sau bó. - Chụp được X-Quang sau bó. - Định hình tốt, , trơn láng và gọn gàng. Kích cớ, quy cách đóng gói bột bó sợi thủy tinh tomato:  Kích thước: 2in Size: 5cm*3,6m, 3in Size: 7,5cm*3,6m, 4in Size: 10cm*3,6m, 5in Size: 12,5cm*3,6m - Đóng gói: Hộp/10 cuộn - Thùng/100 cuộn - Nguồn gốc xuất xứ: Tomato M&C Co.Ltd./Hàn Quốc Hướng dẫn sử dụng bột bó thủy tinh Tomato: Kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Đeo găng tay. Vệ sinh vùng cần bó bột Dùng bông lót hoặc tất lót bó bột bọc vùng chấn thương cần bó Xé túi đựng bột bó thủy tinh tomato và nhúng bột bó thủy tinh vào nước thời gian khoảng 10 giây rồi bóp bỏ bớt nước thừa Cuộn từng lớp bột thủy tinh tomato lên vùng cần bó bột Vuốt định hình dạng bột và cắt bỏ phần thừa bó bột (nếu có)  Bảo quản bột bó thủy tinh Tomato: -Bảo quản tránh làm thủng, rách bao bì vì sẽ làm sản phẩm bị cứng lại. -Bảo quản ở nhiệt độ phòng 15℃ ~ 30℃. Nơi khô ráo. Ghi chú: Nhiệt độ cao hơn sẽ làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
Đặc điểm cấu tạo, chức năng của bơm truyền giảm đau có chức năng PCA

03/07

Đặc điểm cấu tạo, chức năng của bơm truyền giảm đau có chức năng PCA
1. Đặc điểm bơm truyền dịch giảm đau PCA  Bộ truyền giảm đau PCA hay còn gọi là bơm truyền kiểm soát giảm đau được thiết kế để bơm và truyền dịch, hóa chât vào cơ thể với cơ chế đặc biệt cho phép bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau của mình bằng cách tự điều chỉnh lượng thuốc nhất định đi vào cơ thể.  Bơm truyền giảm đau PCA dùng một lần có cơ chế hoạt động nhờ sử dụng một quả cầu khí bằng Silicon (nằm bên trong bình chứa) có tính đàn hồi ổn định, dịch truyền, hóa chất vào được làm căn quả cầu silicon và được đẩy ra theo đường ống truyền nhờ vào sự co lại của ống silicon.  Bơm truyền kiểm soát giảm đau có chức năng PCA( Patient controlled analgesia) . được thiết kế gồm nút bấm hoặc khóa gắn cùng đường dây truyền dịch, được gọi là bonus, cơ chế bonus khi được kích hoạt sẽ mở rộng đường truyền dịch và lưu lượng dịch truyền được điều chỉnh tăng lên thêm một lượng nhất định là 15 phút Để ngăn chặn việc lạm dụng thuốc khi kích hoạt chế độ bolus với tổng số lần vượt quá quy định, một nút van khoá được đặt bên trong nút bấm có chức năng khoá việc kích hoạt bonus trong một khoảng thời gian nhất định là 15 phút 2. Thông số kĩ thuật của bơm truyền giảm đau PCA Dung tích: 275ml Liều nền dòng của sản phẩm: 2ml, 4ml, 6ml, 8ml/h Bơm truyền dịch giảm đau có PCA có liều bolus bổ sung là 0.5ml, thời gian khóa là 15 phút 3. Cấu tạo bơm truyền giảm đau dùng một lần  Bơm truyền giảm đau dạng pca sử dụng một lần sử dụng bao gồm hai phần chính là bình chứa và Dây truyền dịch.  Đối với loại bộ truyền dịch giảm đau có dòng truyền biến đổi, trên Dây truyền dịch có thêm bộ điều chỉnh, đó chính là nơi chứa cơ chế BOLUS và van khóa.  Trong bình chứa có nắp đậy và quả cầu silicon để lưu trữ dịch truyền, nắp đậy có khả năng chống áp lực tăng đột ngột hỗ trợ duy trì dòng truyền.  Trên dây truyền dịch được thiết kế với 2 chốt khóa giúp linh hoạt khóa mở dòng truyền, bộ lọc không khí đảm bảo loại bỏ không khí trước khi truyền dịch cho bệnh nhân. 4. Hướng dẫn sử dụng Bơm truyền dịch giảm đau có PCA Thứ 1: Trước khi mở bao bì, kiểm tra thời hạn khử trùng, thông số dòng truyền (flow rate) và loại dung tích thiết bị (delivery volume). Thứ 2: Bơm dịch truyền vào xi lanh. Thứ 3: Khóa đường truyền bằng chốt khóa . Thứ 4: Mở nắp truyền dịch và bơm thuốc vào bóng silicon từ xi lanh đã chứa đầy dịch truyền. Thứ 5: Đóng nắp truyền dịch và mở chốt khóa. Dịch chuyển chốt khóa về khối điều chỉnh. Thứ 6: Mở đầu nối và chờ dịch truyền chảy tới hết đầu nối để xả khí có trong dây truyền Thứ 7: Gắn đầu nối vào đầu chờ truyền dịch. Khi thuốc chảy tới kim, bắt đầu quá trình truyền dịch. Thứ 8: Nếu cần bổ sung dòng truyền trong quá trình truyền, ấn nút bấm bonus điều chỉnh. Thời gian khóa tối đa là 15 phút.    
Khi nào người bệnh cần sử dụng bình dẫn lưu vết thương áp lực âm

06/06

Khi nào người bệnh cần sử dụng bình dẫn lưu vết thương áp lực âm
Vai trò của ống dẫn lưu đối với từng bộ phận Ống dẫn lưu trong lồng ngực : dẫn khí và dịch vết thương từ khoang phổi và xung quanh bên ngoài phần màng tim. Dẫn lưu trong hệ tiết liệu  : dẫn lưu từ bể thận, hố thận và bàng quang. Dẫn lưu ở vết thương : dẫn lưu loại bỏ máu và mủ, phần dịch còn sót sau mổ hoặc sau chấn thương Dẫn lưu ở phần đầu : dẫn dịch và máu có chứa ở vết mổ dưới da, bể não thất, nhu mô não. Tác dụng khi sử dụng ống dẫn lưu vết thương Tránh nhiễm trùng tới vết thương đã được tác động từ trước và các bộ phận khác xung quanh Loại bỏ hoàn toàn phần dịch có hại, và không lan rộng và hình thành dẫn tới mức độ nặng hơn Phòng tránh các triệu chứng xuất huyết sau khi phẫu thuật Dễ dàng theo dõi màu sắc và số lượng dịch được hút ra để sớm có những chuẩn đoán sớm nhất Nguyên tắc khi chăm sóc vết thương khi sử dụng quả dẫn lưu áp lực âm Phải đảm bảo rằng ống dẫn lưu và hệ thống bình chứa ở môi trường vô trùng và không có vi khuẩn gây hại Bình đựng ống dẫn lưu cần được đặt phía xa vết thương từ khoảng cách 50cm – 60cm Đặt ống dẫn thẳng và không được gập hay bị quăn ống, tránh tình trạng tắc nghẽn và không đảm bảo điều trị ngoại khoa Bệnh nhân cần được nằm với tư thế thoải mái, tránh để khi ngủ sẽ nằm đè lên bình chứa Thường xuyên theo dõi số lượng dịch đang được hút ra Trong khi thực hiện cần quan sát người bệnh khi có dấu hiệu khô môi, cảm giác khát nước, cần bổ xung nước cho người bệnh để bù lại số lượng dịch đã được hút Khi đã hết thời gian sử dụng ống dẫn lưu, cần rút ra từ từ, rút từng đoạn ống hoặc rút một cách dứt khoát tránh lưu lại ống quá lâu Bình chứa dịch cần được tháo và thay mỗi ngày. Cần được giữ cho vết thương khô ráo, sạch sẽ, và vệ sinh thay băng hàng ngày. Quá trình vệ sinh cá nhân, không được để chất tẩy rửa hoặc nước trực tiếp vào bình chứa và ống dẫn dịch.
Giới thiệu máy cưa băng bột bó sợi thủy tinh

14/05

Giới thiệu máy cưa băng bột bó sợi thủy tinh
Những ưu điểm của máy cắt bột y tế: - Máy cắt bột bó y tế có kích thước nhỏ gọn, dễ cầm tay và dễ sử dụng - Máy có vòng qoay lớn, tốc độ vòng qoay điều chỉnh tăng giảm dễ dàng để phù hợp với từng vùng và tiết diện bột cần cắt  - Máy cưa bột y tế hoạt động theo dạng rung rất an toàn cho bác sỹ và bệnh nhân khi tháo bột - Lưỡi cưa cấu tạo bằng hợp kim không gỉ sử dụng lâu dài - Độ ồn thấp, tốc độ điều chỉnh linh hoạt  Hướng dẫn sử dụng, bảo quản máy cắt bột bó thủy tinh: +Quy trình lắp ráp tháo dỡ máy cắt bột bó sợi thủy tinh: 1.Lấy máy cưa, khóa lục giác và lưỡi cưa ra khỏi hộp. 2.Sử dụng khóa lục giác để tháo giá đỡ lưỡi cưa 3.Khi giá đỡ lưỡi cưa bị lỏng, hãy tháo nó ra khỏi thiết bị 4. Đặt lưỡi cưa đã chọn của bạn lên trục truyền động 5. Siết chặt giá đỡ lưỡi cưa vào thiết bị 6. Cố định lưỡi cưa vào đúng vị trí bằng khóa lục giác 7. Máy cưa hiện đã được lắp ráp sẵn sàng để sử dụng. 8. Khi hoàn thành, chỉ cần lặp lại các bước này theo thứ tự ngược lại. +Các bước sử dụng máy cưa bột bó sợi thủy tinh: 1. Kiểm tra và thao tác trên máy Bước 1. Tháo máy ra khỏi hộp đựng máy Bước 2. Dùng lục lăng tháo ốc vít cố định  Bước 3. Lắp lưỡi cưa vào máy cưa cắt bột y tế Bước 4. Dùng lục lăng vặn chặt lại ốc cố định lưỡi cưa 2. Thao tác cắt bột bó sợi thủy tinh, bột bó thạch cao Bước 1. Cắm nguồn điện, lưu ý tần số của máy cắt bột bó y tế lớn hơn 130Hz vì thế trước khi sử dung, không bật công tác máy cưa để tránh gây nguy hiểm  Bước 2. Bật công tác máy, kiểm tra tốc độ qoay vòng của lưỡi cưa Bước 3. Đặt lưỡi cưa lên trên bề mặt bột bó và ấn từ từ xuống rồi di chuyển liên tục tục cho đến khi bột bó bị cắt đứt  *Lưu ý: Nếu lưỡi cưa bị mòn việc cắt bột sẽ gặp khó khăn vì vậy cần mở bulong ra bằng lục lăng thay đổi vị trí lưỡi cưa rồi vít chặt lại lưỡi cưa.